Để lắp đặt ống luồn dây điện đúng và đạt yêu cầu, bạn cần chuẩn bị các bước sau:
- Bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt;
- Vật tư, phụ kiện tuân thủ theo trình duyệt vật tư đã được phê duyệt;
- Kiểm tra chất lượng bề mặt ống và phụ kiện: trơn, phẳng, không bị trầy.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để lắp đặt;
Cách cách lắp đặt đường ống luồn dây điện
1. Lắp đặt ống luồn dây điện âm sàn PVC:
- Dựa trên bản vẽ thi công làm dấu các vị trí hộp âm sàn trên cốp pha ( lưu ý theo màu để dễ phân biệt cho các hệ );
- Hệ chiếu sáng, công tắc ổ cắm : Màu cam/vàng;
- Hệ chữa cháy : Màu đỏ;
- Hệ điện nhẹ : Màu xanh.
- Liên kết giữa ống và hộp phải được dán keo ( màu keo khác màu ống );
- Các ống chờ, hộp trung gian phải được bọc kín bằng băng keo để tránh bê tông chui vào trong quá trình đổ bê tông;
- Các ống luồn dây điện phải được định vị chặt vào khung sắt;
- Đối các đường ống gần nhau thì khoảng cách tối thiểu giữa các ống là 20mm.
2. Lắp đặt ống điện âm tường PVC:
- Dựa vào bản vẽ thi công định vị các loại Box công tắc, ổ cắm, data, tel… và các tủ điện nhỏ âm
- tường ( nếu có );
- Làm dấu các đường ống âm tường trên tường.
- Đục tường, đặt ống, tô trám như các bước bên dưới ( đồng thời phải tham khảo các tiêu chuẩn kỹ
- thuật của dự án );
- Nghiệm thu bàn giao thực hiện công tác kế tiếp.
3. Lắp đặt dây điện gắn nổi PVC:
- Dựa vào bản vẽ thi công định vị các tuyến ống;
- Khoảng cách tối đa giữa các giá đỡ (kẹp) ống : tham khảo bảng giá đỡ ống (Bảng A);
- Phải phân biệt các kẹp ống cho các hệ ( sơn màu );
- Hệ chiếu sáng, công tắc ổ cắm : Màu cam/vàng;
- Hệ chữa cháy : Màu đỏ;
- Hệ điện nhẹ : Màu xanh.
- Khoan bê tông, lắp kẹp ống, lắp ống;
- Liên kết giữa ống và hộp phải được dán keo ( màu keo khác màu ống );