Tổn thất áp suất trên đường ống gió đề cập tới việc giảm áp suất khi dòng không khí di chuyển trong đường ống. Mất áp suất có thể xảy ra do ma sát giữa không khí với bề mặt thành ống, cũng như các yếu tố khác do thay đổi hướng dòng chảy hoặc vật cản trong đường ống. Tổn thất áp suất là một cân nhắc quan trọng trong việc thiết kế hệ thống. Gỉam thiểu tổn thấp áp suất ở mức tối đa có thể giảm tiêu thụ năng lượng và tăng hiệu suất hệ thống.
Những lực cản này có thể là do ma sát hoặc do sự chia nhánh trên đường ống gió.
Đối với các ống tròn tổn thất được tính theo công thức:
Δpv = λ x ( l / d ) x pd
Đối với đường ống vuông với chiều rộng + chiều cao (a + b):
Δpv = λ x ( l x dh ) x pd
dh = 2ab / (a+b)
Đối với ống gió có sự thay đổi về mặt cắt:
Δpv = λ x ( l x dh ) x pd
dh = 4A/U
Trong đó: λ là hệ số ma sát
l là chiều dài đường ống (m)
d là đường kính ống (m)
pd là áp suất động trên đường ống (Pa)
dh là đường kính thủy lực (sử dụng đối với các ống khác ống tròn) (m)
A là diện tích mặt cắt (m2)
Gía trị λ có thể được tìm thấy thông qua sử dụng đồ thị Moody (nó phụ thuộc vào hệ số ma sát từ độ nhám bề mặt của thành ống gió và hệ số Reynolds)
Tổn thất áp do hình dạng của các thành phần trên đường ống
Hệ số lực cản này là kết quả của sự thay đổi hướng, chia nhánh, thay đổi mặt cắt của các thành phần, cũng như các bộ phận như lưới lọc,…
Δpv = ζ x ρ/2 x c2 = ζ x pd
ζ: hệ số lực cản
Hầu hết hệ số lực cản này được xác định qua nhà cung cấp hoặc các tài liệu kỹ thuật, nó cũng phụ thuộc vào hình dạng và hệ số Reynolds của dòng không khí, điều kiện đầu ra và đầu vào.
Tổn thất động lực do sự giảm tốc đột ngột của dòng chảy khi đi từ ống gió có diện tích bé sang ống gió có diện tích lớn
Δpv = ζ x ρ/2 x ( c1 – c2 )²
Gía trị ζ nằm trong khoảng 0.25 tới 0.45 cho sự giảm tốc từ 2 tới 3 lần. Các giá trị này có thể cao hơn đối với các trường hợp không bằng nhau hoặc không đối xứng mở rộng mặt cắt.
Tổn thất khuếch tán do sự mở rộng dần dần của mặt cắt, giảm tốc độ dòng chảy một cách cụ thể do đó chuyển đổi áp suất động thành áp suất tĩnh. Áp suất này phụ thuộc vào độ mở góc của mặt cắt, nếu nó lớn hơn 7o thì phải chia nhánh ở chổ mở rộng mặt cắt.
Δps = ( pd1 – pd2 ) x ηdiff.
ηdiff: hệ số khuếch tán
Thông thường lắp đặt bộ khuếch tán sau quạt làm giảm đáng kể năng lượng cần thiết, tiết kiệm được chi phí đầu tư và vận hành
- Thông tin liên hệ Công ty Cổ Phần SAVA M&E
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0869 173 168
- Địa chỉ: 168/75 Đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM