Tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm là một trong những hạng mục quan trọng trong tính toán thiết kế hệ thống thông gió – điều hòa không khí.
Mục đích chủ yếu của tầng hầm là dùng làm bãi đậu xe do đó việc thông gió tầng hầm nhằm mục đích hút khí CO2 và các loại không khí độc hại, đối với toà nhà dân dụng do tiếp giáp trực tiếp với nền đất ẩm thấp nếu không có không khí thông thoáng rất dễ sinh sôi ẩm mốc và khiến môi trường bên trong tầng hầm bí bách ngột ngạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Với việc đưa không khí độc hại ra bên ngoài thì đồng thời vào đó gió tươi, sạch cũng sẽ được tràng vào do sự chệnh lệch áp suất (hầm áp suất âm so với không gian bên ngoài)
I. Xác định hệ thống cấp và hút theo diện tích hầm:
- Đối với hầm nhỏ hơn 1,900m2 : Quạt cấp/ hút chạy 1 cấp độ (không cần thông gió khi có sự cố, quạt chạy ở tốc độ cao)
- Đối với hầm lớn hơn 1,900m2: Quạt cấp/ hút chạy 2 cấp độ (Chế độ bình thường quạt chạy tốc độ thấp, Chế độ khẩn cấp quạt chạy tốc độ cao)
- Hầm lớn hơn 3,000m2: Phân thành nhiều zone để tính toán quạt cấp/ hút với mỗi zone không được vượt quá 3,000m2
Ở Việt Nam cơ quan PCCC thẩm quyền yêu cầu khi có cháy thì quạt gió tươi sẽ không được phép chạy chỉ chạy quạt hút.
II. Tính toán lưu lượng gió cần thải cho hầm
A. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN:
Q = S x H x ACH
- Q: Lưu lượng gió cần hút
- S: Diện tích hầm
- H: Chiều cao hầm
- ACH: số lần thay đổi không khí trên giờ (thông thường chọn 6 lần/h với chiều cao H=2.5m)
- Với hầm dưới 1,900m2 cần số lần trao đổi không khí trên giờ ACH = 6 lần/h
- Với hầm diện tích lớn hơn 1,900m2 thì ACH = 6 lần/h chế độ bình thường, chế độ sự cố ACH = 9 lần/h
- Lưu lượng gió tươi cấp cho hầm từ 75% – 90% lưu lượng gió thải
Lưu ý:
- Hầm có mặt thoáng (Ram dốc) đến điểm xa nhất của hầm xe < 18m không cần cấp gió tươi.
- Khoảng cách từ miệng gió cấp đến miệng gió hút đối điện cách nhau tối thiểu 8m tối đa 18m.
- Vận tốc ở chế độ gió bình thường cho ống chính tối đa 12 -15 m/s; tổn thất áp từ 1 -1.5 Pa/m.
Mối quan hệ Lưu lượng và cột áp ở chế độ bình thường và chế độ sự cố
P2/P1 = (Q2)2/(Q1)2
==> P2 = [(Q2)2
/(Q1)2].P1
B. NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN QUẠT HẦM
- Chế độ bình thường: Quạt chạy tốc độ thấp
- Chế độ sự cố: Quạt chạy tốc độ cao
- Mức nồng độ CO: Co<9ppm (Quạt không chạy)
- Mức nồng độ CO: 9ppm< CO< 25ppm (Quạt chạy tốc độ thấp)
- Mức nồng độ CO: CO >25ppm (Quạt chạy tốc độ cao)
- Khi có tính hiệu báo cháy: Quạt chạy tốc độ cao
Đầu cảm biến CO thông thường bán kính quét từ 9-12m (Đầu cảm biến CO tốt bán kính quét tối đa 14m), vị trí lắp đặt đầu CO h=1.2m – 1.5m dựa vào dữ liệu trên ta xem xét và phân bố vị trí đầu dò cho phù hợp để quét phủ được toàn bộ bãi xe.
- Thông tin liên hệ Công ty Cổ Phần SAVA M&E
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0869 173 168
- Địa chỉ: 168/75 Đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM