Môi chất lạnh ( hay còn được gọi là tác nhân lạnh) là một phần không thể thiếu trong các hệ thống lạnh, di chuyển tuần hoàn trong hệ thống với khả năng thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn.
1. Các tính chất của môi chất lạnh
- Tính hóa học: Cần phải bền vững, không phân hủy, không được ăn mòn vật liệu, an toàn không dễ cháy nổ
- Tính lý học: Áp suất ngưng tụ không được quá cao, áp suất bay hơi không được quá nhỏ tránh không khí lọt vào hệ thống, độ nhớt động học càng nhỏ càng tốt, hệ số dẫn nhiệt lớn, không được dẫn điện
- Tính sinh học: Không độc hại với cơ thể sống, không gây các phản ứng với cơ quan hô hấp, nên có mùi đặc trưng để nhận biết khi rò rỉ
- Tính kinh tế: Gía thành hợp lý, phổ biến
2. Các loại môi chất
- Freon
Đánh dấu bước phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp kỹ thuật lạnh với hai loại môi chất R12 và R22 được sử dụng nhiều trong các máy lạnh nhỏ, tủ lạnh ,.. với ưu điểm không độc hại, không cháy nổ, nén được tuy nhiên có mức độ phá hủy tầng ozon cao.
Ký hiệu:
Bắt đầu bằng chữ R (refrigerant) và theo sau là ba chữ số thể hiện lần lượt số lượng nguyên tử Cacbon -1, số lượng nguyên tử Hydro +1, số lượng nguyên tử Flo trong phân tử
Ví dụ: CCl2F2
Số thứ nhất: SL nguyên tử C -1 = 1-1 = 0
Số thứ hai: SL nguyên tử H + 1 = 0 + 1 = 1
Số thứ ba: SL nguyên tử F = 2
Vậy môi chất CCl2F2 có ký hiệu là R12
Tương tự ta có thể sử dụng quy tắc này để tìm các ký hiệu của các môi chất lạnh Freon
- Môi chất vô cơ
Có công thức hóa học đơn giản, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, có tính nhiệt động tốt, phù hợp cho các chu trình máy lạnh nén hơi dùng máy nén pittong.
Ký hiệu:
Bắt đầu bằng chứ R sau đó đến số 7 chỉ môi chất vô cơ và theo sau là 2 chữ số ghi khối lượng mol làm tròn
Ví dụ:
NH3 có khối lượng mol là 17 thì ký hiệu là R717
H2O có khối lượng mol là 18 thì ký hiệu là R718
Đối với các chất có cùng khối lượng mol cần có ký hiệu phân biệt như R744 là CO2 và R744A là N2O
- Các môi chất lạnh đồng sôi
Có nhiều ưu điểm nhờ có 2 thành phần. Các thành phần không chênh nhau quá 10oK như R502 với thành phần R115 khắc phục nhược điểm không hòa tan dầu của R12. Năng suất lạnh thể tích lớn hơn. Thường được ký hiệu với số đầu là 5 như R505, R500,…
- Các môi chất lạnh không đồng sôi
Có các thành phần chênh lệch nhiệt độ hơn 15oK, có khả năng giảm tiêu thụ điện năng. Thường ký hiệu với số đầu là 4 như R404A, R407C,…
Sava hy vọng từ những thông tin trên, các bạn có thể nhận định và phân biệt được các loại môi chất và công dụng sơ bộ của chúng trong hệ thống lạnh.
- Thông tin liên hệ Công ty Cổ Phần SAVA M&E
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0869 173 168
- Địa chỉ: 168/75 Đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM