Hiện nay, tiêu thụ năng lượng trong hệ thống lạnh là một trong những vấn đề quan trọng đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn trong hệ thống lạnh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
1. Kiểm soát áp suất ngưng tụ
Giảm áp suất thiết bị ngưng tụ làm cho chu trình lạnh hiệu quả hơn bằng cách giảm tỉ số nén tổng thể. Tỉ lệ hiệu quả của chu trình lạnh đến công suất máy nén gia tăng, hệ số hiệu suất làm lạnh (COP) được cải thiện đáng kể. Nhiều thiết bị lạnh cũ được thiết kế và cài đặt để hoạt động với áp suất đầu cố định và điều khiển sự chênh lệnh bằng cách sử dụng quạt dàn ngưng với nhiều công suất để đạt được áp suất đó, bất kể điều kiện môi trường xung quanh.
Khi môi trường bên ngoài có điều kiện thấp hơn chiếm ưu thế, đôi khi ta có thể giảm áp suất bình ngưng,trong khi vẫn duy trì tốc độ truyền nhiệt từ bình ngưng đến không khí với sự gia tăng nhỏ về công suất quạt. Có tiềm năng cho hệ thống lạnh gió và nước, sử dụng điều khiển theo dõi điều kiện môi trường xung quanh hoặc các sự chênh lệch nhiệt độ nhất định giữa bình ngưng và điều kiện môi trường để vận hành an toàn.
2. Tăng áp suất đầu hút
Tăng áp suất đầu hút sẽ nâng cao nhiệt độ bay hơi và trong một vài trường hợp, điều này có thể không thực hiện được tùy thuộc vào hiệu suất của thiết bị bay hơi hiện có. Một cách khác là giảm tỉ lệ nén tổng thể trên máy nén. Hệ thống lạnh sẽ hoạt động hiệu quả nhất với áp suất đầu hút cao nhất. Nếu áp suất đầu hút có thể tăng lên, điều này sẽ giúp cải thiện công suất máy nén khoảng 1.5 – 2% cho mỗi 1 độ của sự gia tăng nhiệt độ đầu hút bảo hòa, phụ thuộc vào môi chất lạnh và áp suất chu trình tổng thể.
3. Tốc độ quạt biến tần
Giảm nhẹ luồng không khí có thể dẫn đến sự giảm mạnh về công suất của quạt. Các quạt bay hơi và ngưng tụ nên được trang bị các động cơ biến tần. Thay vì bật và tắt để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chênh lệch xung quanh 1 điểm cài đặt. Biến tần cho phép sự thay đổi liên tục trong tốc độ động cơ để giữ điểm cài đặt bằng cách sử dụng vòng lặp nội bộ PID để thay đổi tốc độ động cơ. Điều này cung cấp độ kiểm soát chính xác vượt trội trong khi cũng giảm tiêu thụ năng lượng đáng kể.
4. Tải phù hợp và kiểm soát máy nén
Đảm bảo rằng máy nén được chọn và kiểm soát để đáp ứng yêu cầu. Hệ thống điện lạnh phải kết hợp đủ linh hoạt để đáp ứng các thay đổi yêu cầu đặt ra cho hệ thống. Vấn đề là các hệ thống được thiết kế hoạt động ở điều kiện xấu nhất nhưng thực tế trường hợp này rất ít khi xảy ra hoặc xảy ra trong thời gian ngắn.
Khi lựa chọn các máy nén để đáp ứng nhu cầu, hãy xem xép các thống số của máy nén nhỏ hơn cung cấp mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Các máy nén lớn với tải nhỏ sẽ không hiệu quả và điều này đúng với các máy nén trục vít (không có biến tần). Biến tần thì không phải là phương pháp chữa bách bệnh cho việc kiểm soát tải và các máy nén trục vít lớn chỉ chạy một phần tải sẽ mang lại sự kém hiệu quả.
5. Điều khiển PLC hoặc vi xử lý
PLC được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của các hệ thống, tỉ lệ thay đổi tham số có thể được thiết lập và sử dụng để cung cấp sự kiểm soát chủ động hơn là các hoạt động kiểm soát phản ứng thông thường. Các hệ thống có khả năng kiểm soát trên toàn hệ thống, chủ động, giám sát không chỉ về điện lạnh công nghiệp mà còn điều hòa không khí cho các không gian mát mẻ, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo lập trình. Hệ thống cũng có khả năng cung cấp khởi động tối ưu hóa và dừng hoạt động theo lịch trình, giúp giảm chi phí cho sự tiêu thụ năng lượng.
- Thông tin liên hệ Công ty Cổ Phần SAVA M&E
- Website: https://www.savame.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0869 173 168
- Địa chỉ: 168/75 Đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM