SAVA M&E – Công Ty Cơ Điện Lạnh

Tự xây dựng Smarthome cho nhà phố, căn hộ chỉ từ 100$

Ngày nay hệ thống nhà thông minh (Smarthome) không chỉ dành cho các “đại gia” mà đã “bình dân hoá” cho tất cả chúng ta. Với chi phí từ 2 triệu đồng – 10 triệu đồng là bạn có thể xây dựng cho nhà của mình một hệ thống Smarthome hoàn chỉnh, có thể điều khiển đèn chiếu sáng, rèm cửa, máy lạnh, tivi,.. bằng điện thoại di động hay bằng giọng nói. Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn giải pháp và sản phẩm để bạn tự thực hiện cho nhà của mình

Điều khiển đèn chiếu sáng

Sonoff T1 US 01 - SAVA M&E - Công Ty Cơ Điện Lạnh
Công tắc WiFi Sonoff tiêu chuẩn US (hình chữ nhật)

Để điều khiển đèn chiếu sáng bạn cần phải có công tắc thông minh có thể kết nối Internet qua WiFi. Nếu nhà bạn đang dùng công tắc bình thường thì bạn có thể mua công tắc này thay thế cho công tắc hiện tại và đảm bảo WiFi phát đến vị trí công tắc này là được.

Hiện tại trên thị trường có nhiều hãng cung cấp công tắc WiFi, phần lớn là từ các thương hiệu Trung Quốc, hàng Mỹ cũng có nhưng chỉ có thể mua qua Amazon nhưng với giá rất cao và chưa chắc dùng được tại Việt Nam vì ở Mỹ sử dụng điện 120V 60 Hz (Việt Nam dùng điện 220V 50Hz). Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn sản phẩm đang phổ biến nhất tại Việt Nam, có mức giá hợp lý và chất lượng cũng được đánh giá cao. Đó là sản phẩm của thương hiệu Sonoff.

Hiện tại sản phẩm Sonoff có 2 loại: Hình chữ nhật (Tiêu chuẩn Mỹ) và Hình vuông (Tiêu chuẩn Châu Âu)

Ứng dụng sử dụng cho công tắc này là eWeink, Google Asistant, Alexa

Giá của mỗi công tắc này là khoản 300 – 400 ngàn đồng, bạn có thể tìm mua trên mạng với từ khoá: Công Tắc Wifi Sonoff T1

Lưu ý: Công tắc WiFi này yêu cầu phải cấp nguồn cả dây L và N (dây nóng và nguội) thì mới hoạt động được.

Điều khiển máy lạnh, tivi, rèm cửa, quạt,..

Để điều khiển các thiết bị mà chính bản thân nó được điều khiển bằng Remote thì bạn có thể sử dụng thiết bị giả lập sóng của Broadlink (RM Mini 3)

Thiết bị Broadlink này có dữ liệu remote của phần lớn các hãng máy lạnh như Daikin, Panasonic, Mitsubishi,.. cũng như của các Tivi như Samsung, Panasonic, LG,.. Nên việc cài đặt và sử dụng khá đơn giãn. Sau khi bạn cài đặt xong là có thể điều khiển các thiết bị này qua điện thoại di động hay bằng giọng nói.

Bạn có thể đặt thiết bị RM Mini 3 này trên bàn tivi hoặc nơi nào mà gần tivi, máy lạnh và các thiết bị khác. Nếu bạn có nhiều phòng thì cần nhiều thiết bị này.

Giao diện điều khiển máy lạnh, Tivi thông qua ứng dụng IHC

Giá của RM Mini 3 này khoản 350 ngàn đồng

Điều khiển các thiết bị như máy nước nóng, thiết bị điện gia dụng

Công tắc thông minh Sonoff S20 với ứng dụng eWelink

Để điều khiển cũng như lên lịch làm việc của các thiết bị điện gia dụng trong nhà thì bạn có thể sử dụng công tắc thông minh Sonoff S20. Và tất nhiên bạn cũng có thể điều khiển bằng giọng nói,..

Giá của thiết bị này khoản 200 ngàn đồng.

Cảm biến chuyển động (Tự động bật đèn khi có chuyển động)

Cảm biến chuyển động của Phillips

Để nhà của bạn thông minh hơn, bạn nên lắp các cảm biến chuyển động tự động bật đèn sáng tại vị trí cửa chính ra vào, cầu thang, WC,.. để khi mình đi đâu về vừa mở cửa là đèn sáng trong vài phút, khỏi phải mò mẩm tìm công tắc.

Cảm biến chuyển động cho phép chỉnh mức độ tối để kích hoạt cũng như thời gian hoạt động (phút).

Cảm biến này hiện có giá khoản 100 – 1 triệu đồng tuỳ hãng. Mình nghĩ mua cỡ 200k là dùng được rồi.

Loa thông minh dùng nghe nhạc, điều khiển bằng giọng nói, hỏi những gì bạn muốn biết!

Loa Bose với trợ lý ảo Google Assistant
Loa thông minh Google Home

Hiện tại có 3 hãng đang nổi bật về loa thông minh này, đó là Amazon với trợ lý ảo Alexa, Apple với trợ lý ảo Siri, Google với Google Assistant. Hiện tại thì Google Assistant đã hỗ trợ tiếng Việt nên có lẽ mua loa hỗ trợ Google Assistant thì hợp lý hơn.

Về loa hỗ trợ Google Assistant thì hiện tại có loa của Google với Google Home Mini (1 triệu đồng), Google Home (2,7 triệu đồng), loa của Bose Home 500 (10 triệu đồng), Sonos One (7 triệu đồng),.. Tuỳ theo sở thích mà bạn nên dùng loa nào. Tất nhiên loa nhiều tiền thì sẽ nghe hay hơn. Khuyến nghị nên mua loa Bose hay Sonos nghe cho đã :).

Vì các loa này tích hợp trợ lý ảo Google Assistant nên bạn có thể ra lệnh điều khiển các thiết bị trong nhà như bật tắt đèn, bật máy lạnh với 26 độ C, bật tivi,.. Vì phần lớn các thiết bị công tắc thông minh đều hỗ trợ kết nối với Google Assistant.

Ngoài ra với Google Assistant bạn có thể hỏi bất cứ điều gì bạn muốn như: Thời tiết ngày mai thế nào? Dân số Việt Nam có bao nhiêu? Ai là thủ tưởng Việt Nam? Hay yêu cầu kể chuyện cưới,.. Đây chính là Google.com với đẳng cấp cao hơn!

Ứng dụng Google Home

Ứng dụng Google Home

Như các thiết bị ở trên thì có các ứng dụng như eWelink, IHC. Nhưng sau khi kết nối với Google Home (Google Assistant) thì bạn không cần mở các ứng dụng kia nữa, vì giờ đã được gôm lại vào 1 ứng dụng duy nhất là Google Home. Từ ứng dụng Google Home bạn có thể điều khiển được tất cả các thiết bị trong nhà.

Tổng kết chi phí cho nhà thông minh

Như vậy tổng chi phí cho nhà thông minh sẽ là bao nhiêu? Chúng ta tổng hợp lại thành bảng như sau thử nhé:

Bảng tổn hợp chi phí Smarthome

Chúc bạn thực hiện thành công nhà thông minh của mình!

Exit mobile version