SAVA M&E – Công Ty Cơ Điện Lạnh

Hút khói hành lang là gì? Phương pháp tính toán hút khói hành lang

Hệ thống hút khói hành lang, còn được gọi là hệ thống thông gió hành lang, là một hệ thống thiết kế để loại bỏ khói, hơi độc, bụi và các chất gây ô nhiễm khác khỏi không khí trong các khu vực hành lang của các tòa nhà, nhà máy, kho bãi, hoặc khu công nghiệp.

Mục đích hút khói hàng lang: Hệ thống hút khói hành lang là hệ thống giúp giảm tải được lượng khói độc trong hành lang và ngăn không cho đám cháy lan rộng khi xảy ra hoả hoạn, đảm bảo nguồn không khí được thông thoáng nhất có thể. Hệ thống hút khói chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được tích hợp với hệ thống báo cháy, báo khói và phụ thuộc vào kết cấu của hệ thống hút.
Khi có hoả hoạn xảy ra, hệ thống giữ cho khói và khói độc cách xa lối thoát hiểm. Hệ thống sẽ tiến hành thu khói cháy, khói thông qua đường ống được đưa ra ngoài, giúp cho lối thoát hiểm dọc trục cầu thang bộ được thông thoáng nhất có thể, nhằm tạo điều kiện thoát hiểm nhanh chóng hoặc giúp người gặp nạn tìm được nơi trú ẩn an toàn trong thời gian chờ cứu hộ đến trợ giúp. Những lợi ích mà hệ thống mang lại:
-Bảo vệ tính mạng tạm thời: Bảo vệ tính mạng của con người trong trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối hiểm hoặc nơi ẩn nấp tạm thời.
-Chóng lửa: Để cho thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục cầu thang máy hay cầu thang bộ cần được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập khói từ tầng
bị cháy.

hut khoi hanh lang la gi phuong phap tinh toan hut khoi hanh lang - SAVA M&E - Công Ty Cơ Điện Lạnh

Hệ thống hút khói hành lang thường bao gồm các thành phần sau:

  1. Quạt hút: Là một quạt công suất lớn được sử dụng để tạo ra lực hút mạnh, hút khói và không khí ô nhiễm từ khu vực hành lang.
  2. Hệ thống đường ống: Đường ống dẫn hút khói từ khu vực hành lang đến vị trí xử lý khói hoặc hệ thống thông gió chính.
  3. Thiết bị lọc: Được sử dụng để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong khói như bụi, hơi hóa chất hoặc hạt mịn. Các loại thiết bị lọc có thể bao gồm bộ lọc khí, bộ lọc bụi hoặc bộ lọc hoạt tính.
  4. Hệ thống xử lý khí thải: Nếu khói chứa các chất độc hại, hệ thống cần có các thiết bị xử lý để loại bỏ hoặc khử chất độc, đảm bảo rằng không có chất độc thoát ra môi trường.
  5. Bộ điều khiển: Để điều chỉnh hoạt động của hệ thống hút khói và đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.

Hệ thống hút khói hành lang có thể được thiết kế tùy chỉnh để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng. Các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm kích thước khu vực hành lang, cấu trúc của tòa nhà hoặc nhà máy, loại khói và chất gây ô nhiễm cần loại bỏ, và các quy định về an toàn và môi trường.

Nguyên lý hoạt động hệ thống hút khói hàng lang: Khi có hỏa hoạn xảy ra, thời điểm bắt đầu đám cháy sẽ phát sinh khói và nhiệt, hệ thống cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói của hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ chuyển tín hiệu đến quạt gió; lập tức quạt gió sẽ hoạt động. Van gió điện từ MFD thường đóng tại tầng cháy mở ra, các tầng khác MFD vẫn đóng. Hệ thống ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói thông qua các cửa hút về quạt và thải ra ngoài môi trường thông qua các cửa xả. Đồng thời hệ thống chuông, đèn báo cháy hoạt động để cảnh báo người đang hoạt động trong các tòa nhà di tản ra hành lang để chạy ra các lối thoát hiểm. Áp suất tại các vị trí đó là áp suất âm. Đám cháy khi đã trở lên lớn, phát sinh nhiệt độ cao sẽ tác động đến van chặn lửa làm cho cầu chì trong van nóng chảy và van chặn lửa đóng sập lại ngăn cho việc đám cháy lan truyền sang lên các tầng hoặc các khu vực khác của công trình.

Công thức tính lưu lượng hút khói hàng lang:

Hút khói hành lang là gì? Phương pháp tính toán hút khói hành lang 1

Trong đó:

B là chiều rộng của cánh cửa lớn hơn mở từ hành lang hay sảnh vào cầu thang hay ra ngoài nhà (m)

H là chiều cao cửa đi; khi chiều cao lớn hơn 2.5m thì lấy H=2.5m

Kd là hệ số “thời gian mở cửa đi kéo dài tương đối” từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài nhà trong giai đoạn cháy, Kd = 1 nếu lượng người thoát nạn trên 25 người qua một cửa và lấy Kd = 0.8 nếu số người thoát nạn dưới 25 người đi qua một cửa;

n là hệ số phụ thuộc vào chiều rộng tổng cộng của các cánh lớn cửa đi mở từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài trời khi có cháy, lấy theo Bảng L.1 dưới đây:

Với phòng có điện tích dưới 1600m2 ta tính bằng công thức:

Hút khói hành lang là gì? Phương pháp tính toán hút khói hành lang 2

trong đó:

Trong đó:

G: Lưu lượng khói thải ra từ không gian cần xác định dựa theo chu vi đám cháy, lưu lượng khói đối với các khu vực có diện tích dưới 1600m2 hay đối với bể khói cho phòng có diện tích lớn hơn.

Pf: Là chu vi của vùng cháy trong giai đoạn đầu ,m, nhận giá trí số lớn nhất của chu vi thùng chứa nhiên liệu hở hoặc không được đóng kín, hoặc chỗ chứa nhiên liệu được đặt trong vỏ bao từ vật liệu cháy

A: Diện tích của không gian phòng hoặc bể chứa khói (m2).

y: Khoảng cách từ mép dưới của vùng khói đến sàn nhà hoặc đo từ mép dưới của vách lửng hình thành bể chứa khói đến sàn nhà. ( Đối với gian phòng lấy y=2.5m)

Ks: Là hệ số. Thông thường, lấy Ks=1. Đối với hệ thống gió thải khói bằng hút tự nhiên có kết hợp với hệ thống vòi phun nước tự động Sprinkler thì lấy Ks= 1.2.

Exit mobile version