SAVA M&E – Công Ty Cơ Điện Lạnh

Hệ số COP, EER, IPLV là gì? ý nghĩa của các hệ số này đối với hệ thống HVAC.

Hệ số COP, EER, IPLV là gì? ý nghĩa của các hệ số này đối với hệ thống HVAC.

1. Hệ số COP là gì?

Hệ số COP (Coefficient of Performance) trong hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi và các thiết bị lạnh dân dụng,.. là giá trị dùng để đánh giá mức hiệu quả năng lượng làm lạnh hoặc sưởi của các hệ thống HVAC.

Công thức tính COP:

Hệ số COP, EER, IPLV là gì? ý nghĩa của các hệ số này đối với hệ thống HVAC. 1

Trong đó:

Q0: là Năng suất lạnh hữu ích hoặc năng suất nhiệt hữu ích (kW)

l: là điện năng tiêu thụ (kW)

Khi làm lạnh: hệ số COP là tỉ lệ giữa năng suất lạnh hữu ích và điện năng tiêu thụ (kW/kW)

Khi sưởi: hệ số COP là tỉ lệ giữa năng suất nhiệt hữu ích và điện năng tiêu thụ (kW/kW)

Để so sánh mức tiêu thụ điện năng giữa các hãng máy lạnh với nhau như thế nào?

VD: Để so sánh mức tiêu thụ điện năng giữa hãng A và hãng B với thiết bị cùng dãi công suất là 5HP thì ta tra catalogue kỹ thuật của 2 hãng này và liệt kê điện năng tiêu thụ với thiết bị 5HP:

Áp dụng công thức tính COP ta có:

Từ kết quả trên ta thấy cùng công suất làm lạnh 12.5 kW nhưng hãng A tốn 3.7 kW trong khi đó hãng B chỉ tốn 3.56 kW. Như vậy với chỉ số COP có thể cho ta biết mức hiệu quả tiêu thụ năng lượng của thiết bị ( thiết bị nào tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ hơn).

Đây chỉ là cách so sánh mức tiêu thụ điện nhưng để chọn thiết bị hãng nào còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: tuổi thọ thiết bị, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, kích thước thiết bị, độ ồn, tiêu chí kỹ thuật,…

Tiêu chuẩn đánh giá mức COP tối thiểu áp dụng cho thiết kế?

Chỉ số COP sẽ được quy định cụ thể theo từng loại hệ thống lạnh khác nhau. Để đọc chi tiết các trị số COP từ trong QCVN 09:2017/BXD.

COP

2. Hệ số EER là gì?

Hệ số EER (Energy Efficiency Ratio) cũng như hệ số COP cũng là giá trị để đánh giá mức tiêu thụ năng lượng

Hệ số COP, EER, IPLV là gì? ý nghĩa của các hệ số này đối với hệ thống HVAC. 2

Trong đó:

Q0: là Năng suất lạnh hữu ích hoặc năng suất nhiệt hữu ích (BTU)

N: là điện năng tiêu thụ (W)

1HP = 9000 BTU

1BTU = 0.293W

Vậy mối liên hệ giữa EER và COP là: EER = COP x 3.41 và COP = EER x 0.293

3. IPLV là gì?

Hệ số IPLV (Integrated Part-Load value) là hệ số chạy non tải tích hợp được mô tả chi tiết từ tiêu chuẩn AHRI 550/590. Với hệ số COP thì hệ số IPLV đánh giá mức tiêu thụ điện năng khoa học và chính xác hơn.

Viện Lạnh – ĐHKK Mỹ ARI-Air Conditioning and Refrigeration Institute đã thống kê và đưa ra kết luận là một hệ thống điều hòa không khí trung bình chỉ làm việc 1% thời gian trong năm là đầy tải, còn 99% thời gian trong năm là chạy trong chế độ non tải. Cụ thể 42% thời gian chạy ở 75% tải, 45% thời gian chạy ở 50% tải và 12% chạy ở 25% tải. Bởi vậy, tiêu chuẩn ARI 550/590 quy định lấy hệ số IPLV làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả năng lượng của hệ thống điều hòa không khí, được xác định theo công thức:

IPLV=0,01A+0,42B+0,45C+0,12D kW/ kW hoặc RT/ kW

Trong đó: A, B, C, D tương ứng là COP ở 100%, 75%, 50% và 25% tải

Thực tế, IPLV phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và cả phương thức vận hành của hệ thống điều hòa không khí. Các hệ số của A, B, C, D là 0,01; 0,42; 0,45 và 0,12 là các hệ số chung cho các hệ thống điều hòa không khí ở Mỹ. Tuy nhiên, khí hậu và phương thức vận hành của hệ thống điều hòa không khí ở nhiều nơi không giống nhau. Để có thể tính chính xác hơn IPLV xem chi tiết ở tiêu chuẩn AHRI 550/590.

Kết luận: Vậy chỉ số COP, EER, IPLV được xem như là tiêu chí kỹ thuật để đánh giá so sánh hiệu quả năng lượng của thiết bị với nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về các hệ số hiệu quả năng lượng , chúng ta có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn nước ngoài như AHRI/ASHREA hoặc các tài liệu đã được phân tích từ các hãng lạnh, sưởi nổi tiếng như: Daikin, Trane,..

Exit mobile version